Đảo nợ có thể là một thuộc ngữ khá quen thuộc trong ngành ngân hàng, nhưng với những người ngoài ngành thì không phải ai cũng biết. Bài viết hôm nay, cùng camdongay.com đi tìm hiểu về khái niệm đảo nợ là gì? Có nên vay đảo nợ không?
Vay đảo nợ là gì?
Đảo nợ được hiểu là một hình thức cho ngân hàng giải ngân hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ. Theo quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP, đảo nợ là việc huy động nguồn vốn mới nhằm mục đích trả trước một phần hoặc toàn bộ cho khoản nợ cũ mà khách hàng vay trước đó.
Ví dụ về cho vay đảo nợ: Ngân Hàng cho doanh nghiệp X vay khoản nợ 10 tỷ với thời hạn trả nợ trong vòng 2 năm. Đến thời hạn 2 năm sau đó, nhưng doanh nghiệp thua lỗ nên không có tiền thanh toán cho Ngân Hàng toàn bộ số nợ.
Doanh nghiệp X lo sợ phía ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ 10 tỷ đó thành khoản nợ xấu, làm giải điểm tín dụng. Đồng thời, bị thu hồi lại tài sản, nên doanh nghiệp X đã quyết định vay 10 tỷ ở bên ngoài và đem khoản tiền này trả nợ cho ngân hàng. Việc này có nghĩa là doanh nghiệp X đã kết thúc khoản nợ 10 tỷ đó.
Tiếp theo, doanh nghiệp X tiếp tục thực hiện một khoản vay có giá trị 10 tỷ trong thời hạn 2 năm chính tại Ngân Hàng này và dùng số tiền đó để trả nợ bên đơn vị cho vay đã vay trước đó. Nhờ vậy, đồng nghĩa với việc thời hạn vay vốn của công ty A lại tiếp tục được gia hạn thêm ư năm nữa.
Đảo nợ ngân hàng là gì?
Đảo nợ ngân hàng được hiểu đơn giản là việc khi đến hạn trả nợ tại ngân hàng A nhưng lúc này bạn chưa có tiền trả, bạn sẽ chuyển khoản nợ này thành một khoản vay mới. Bằng cách vay nơi khác để trả khoản nợ cũ của ngân hàng A, sau đó lại mở khoản vay mới ở ngân hàng A và dùng số tiền này trả cho đơn vị vay trước đó.
Bản chất của đảo nợ ngân hàng là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ, sau đó vay lại khoản mới, thực chất của việc này chỉ là để khách hàng có thể tiếp tục khoản nợ cũ. Nhiều chi nhánh ngân hàng đã dùng cách này biến khoản nợ xấu thành không có, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.
Những năm qua, việc đảo nợ ngân hàng vẫn diễn ra khá phổ biến, mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm việc này. Nhưng do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên khó mà kiểm soát. Tuy nhiên từ 15/3/2017, việc đảo nợ chính thức bị cấm và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được thực hiện.
Tới năm 2018 tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã quy định chính thức về đảo nợ tại khoản 8, Điều 3 như sau:
“8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.”
Qua các quy định nêu trên có thể thấy việc cho sử dụng hành vi đảo nợ là hành vi không được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ như sau:
Một, được vay để trả khoản nợ tài chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Người vay sử dụng số tiền của khoản vay mới để thanh toán phần lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền.
Hai, người vay được vay đảo nợ để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Người vay chỉ được dùng số tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc các trường hợp là:
- Vay để cho hoạt động kinh doanh.
- Thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn cho vay còn lại của hợp đồng vay cũ.
- Hợp đồng vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Trường hợp thứ ba sẽ khiến các đơn vị cho vay vốn cần phải cân nhắc rất kỹ khi xây dựng chính sách cho vay. Đồng thời, thỏa thuận với khách hàng về thời hạn vay, thời hạn trả nợ sao cho hợp lý nhất và có lợi cho mình nhất.
Lý do bị cấm mà ngân hàng vẫn cho vay đảo nợ
Có nhiều nguyên nhân khiến ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay đảo nợ. Khi một công ty vay nợ ngân hàng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, nhưng tình hình kinh doanh không tốt, không trả được nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến chính doanh nghiệp đó và đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng. Cụ thể:
- Về phía ngân hàng: Bị tăng nợ xấu, phải tăng ngân sách trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời vốn khả dụng ngân hàng bị giảm dẫn tới cho vay giảm, từ đó khiến lợi nhuận cũng giảm theo.
- Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn sẽ bị xếp hạng mức tín dụng theo mức từ 1 đến 5. Tức là sẽ bị điều chỉnh tăng nhóm nợ, ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp. Khó khăn trong việc vay vốn sau này.
Và chính vì để tránh những ảnh hưởng trên, cán bộ tín dụng ngân hàng thường kết hợp với khách hàng vay (thường là doanh nghiệp, với số tiền lớn chưa thể trả) biến những khoản nợ cũ thành hợp đồng vay mới bằng cách hướng dẫn khách hàng vay tiền từ bên ngoài rồi thực hiện việc trả trước cho ngân hàng. Sau đó vay lại ngân hàng với khoản vay mới để lấy tiền đó trả bên cho vay ngoài.
Cách làm này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho cả khách hàng đi vay và ngân hàng cho vay. Bởi trên hợp đồng khoản nợ mới này dùng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng thực chất được dùng để đáo hạn nợ cũ. Trong khi tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng đang không hiệu quả và rủi ro về việc không thể trả nợ cho ngân hàng.
Quy định về đảo nợ của Ngân hàng Nhà nước
Cho đến hiện nay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định nào rõ ràng đề cập đến hình thức vay đảo nợ, ngay cả trong quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đã được ban hành.
Trong các quyết định, thông tư sửa đổi cũng như các điều khoản bổ sung cũng chỉ ghi nhận lại về nguyên tắc: Hình thức vay đảo nợ và tổ chức tín dụng phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt” theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP. Chính vì thế, việc vay đảo nợ vẫn chưa có các cơ sở pháp lý rõ ràng.